Về tổng thể thì rượu có chút lợi ích với sức khỏe nhưng không phải đối với tất cả mọi người. Vấn đề là người nào uống, uống bao nhiêu và uống như thế nào...
1 lễ hội bia tại nước Đức Biaduc.info |
Ngay cả khi uống vừa phải, rượu vẫn làm tăng nguy cơ đại tràng và ung thư vú, gia tăng bệnh tim mạch đặc biệt ở tuổi trung niên, bắt đầu chiếm phần lớn trong số các bệnh và nguyên nhân tử vong. Vậy thì hãy ghi nhớ cẩm nang gồm 9 điều khi uống rượu.
1. Hãy điều độ, dù uống loại nào
Chọn rượu vang, bia, hay rượu mạnh, đều như nhau cả miễn là tiêu thụ ở mức vừa phải, có nghĩa là không nhiều hơn một ly mỗi ngày cho phụ nữ, và không quá hai ly mỗi ngày cho nam giới.
2. Bù đắp vitamin tổng hợp với acid folic
Vì rượu làm cạn kiệt các vitamin và acid folic trong cơ thể của bạn. Axit folic là dạng tổng hợp của folate, một loại vitamin B có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư đại tràng và ung thư vú. Trong một chế độ ăn uống lành mạnh, tiêu chuẩn vitamin tổng hợp 400 microgram là đủ.
3. Hỏi bác sĩ về thói quen uống rượu của mình
Nếu bạn (hoặc bạn bè của bạn) nghĩ rằng bạn có thể có một vấn đề với uống rượu, đừng vội tin ai, hãy nói chuyện với một bác sĩ về nó để biết thói quen mình thích hợp uống loại cồn nào, uống lúc đói hay lúc no, mỗi ngày hay nhiều ngày… Và các điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại của bạn ra sao.
4. Chọn rượu vang hay chọn bia?
Gần 200 năm trước, một bác sĩ Ailen tự hỏi tại sao người Pháp ít bị đau thắt ngực hơn so với người Ireland. Ông cho rằng do là "những thói quen Pháp và cách sống" dùng nhiều rượu vang đỏ, mặc dù ăn nhiều bơ và pho mát.
Chế độ ăn uống và lối sống trong bộ phận của Pháp, đặc biệt là ở phía Nam, có nhiều điểm chung với các khu vực Địa Trung Hải và chúng có một số thành phần chống bệnh tim. Các quốc gia rượu vang” có tỷ lệ bệnh mạch vành thấp hơn đối với “các nước uống rượu mạnh hoặc bia.
Trong rượu vang đỏ có thể chứa nhiều hơn các chất ngăn ngừa máu đông, ngăn chặn quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL, cholesterol "xấu") - bước đầu hình thành cholesterol mảng bám gây tắc nghẽn.
5. Uống trong bữa ăn
Một báo cáo của Health Professionals Follow-up Study, kiểm tra thói quen uống rượu của hơn 38.000 nam giới trong khoảng thời gian 12 năm. Với mức uống vừa phải, những người uống rượu, bia, hay rượu mạnh ít đau tim hơn từ 30-35% so với những người uống ngoài bữa ăn.
6. Tần suất uống
Cũng nghiên cứu trên cho biết, những người đàn ông uống rượu mỗi ngày có nguy cơ đau tim hơn so với những người uống 1 lần hoặc 2 lần trong một tuần.
7. Không cần tìm lý do để bắt đầu tập uống
Nếu bạn không uống rượu, không cần bắt đầu. Nếu bạn định dùng cồn để có chút lợi ích sức khỏe tim mạch một cách tổng thể, bạn có nhiều cách khác - những cách còn giúp giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như giữ một trọng lượng hợp lý, dùng chất béo lành mạnh và ngũ cốc.
8. Cấm
Phụ nữ mang thai không được uống chất cồn, vì nó ảnh hưởng đến phát triển não của em bé. Đặc biệt cấm cồn với những người đang cai nghiện rượu, người có tiền sử gia đình nghiện rượu, người bị bệnh gan và người đang dùng thuốc.
9. Rượu không đi đôi với lái xe
Bạn đã uống rượu, dù chỉ là cocktail, hãy giao chìa khóa xe cho người không uống rượu. Cồn và lái xe không trộn với nhau được.
Mai Tân (theo Harvard School of Public Health)
Ảnh bìa: Phong tục giành bia tại lễ hội bia Oktoberfest, Munich, Đức. Chất cồn được tôn vinh tại hầu hết các nền văn hóa và luôn bị cảnh báo trong y khoa. Do đó, cân nhắc luôn cấn thiết. (T.L)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét